3 mẹo không phải ai cũng biết khi trả lời câu hỏi “Mức lương mong muốn”
1. Đừng bao giờ nói tiền không quan trọng
Khi được hỏi về chính sách lương thưởng nhiều người trả lời: "Lương đối với tôi không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện,..." Câu trả lời này rất hay được các ứng viên còn ít kinh nghiệm sử dụng.
Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.
Vậy nên đừng dại dột tự làm xấu hình ảnh của mình, xem tiếp cách 2 để xây dựng câu trả lời hoàn hảo nhé!
2. Tránh đề cập đến mức lương cũ nếu nhà tuyển dụng không hỏi đến
Nếu bạn đưa ra mức lương ở công ty cũ (và không may là nó khá thấp), mức lương đó sẽ là cột mốc mà nhà tuyển dụng dùng để đàm phán với bạn.
Trong trường hợp nhà tuyển dụng khăng khăng muốn biết mức lương tại công ty cũ, bạn hãy cho họ biết và trình bày sự khác biệt giữa công việc cũ và công việc ứng tuyển, nhấn mạnh những nhiệm vụ mới mà bạn sẽ đảm trách.
3. Đừng bao giờ vặn vẹo lại nhà tuyển dụng
Đừng bao giờ vặn vẹo lại nhà tuyển dụng bằng câu hỏi “Ông/Bà định mức lương bao nhiêu cho vị trí này?”. Câu trả lời này rất khó chấp nhận và có thể khiến nhà tuyển dụng bực mình. Trong trường hợp này, bạn không cần trả lời ngay. Hãy nhớ khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn tức là khả năng trúng tuyển của bạn rất lớn. Để biết điều này, bạn có thể đặt ra câu hỏi "ướm thử”, chẳng hạn: “Với câu hỏi này, liệu tôi có thể xem đó là dấu hiệu mình đã trúng tuyển vào quý công ty?”.